Wednesday, May 26, 2010

Lưỡng bại câu thương

Lưỡng bại câu thương là hiện tượng hai bác, tạm gọi là AB, không đếm xỉa gì đến sự thiệt hại của bản thân, đánh nhau chết thôi.
Các bạn từng đọc truyện chưởng, tưởng chừng không cần giải thích gì nhiều. Nhưng lưỡng bại câu thương là hiện tượng xảy ra trong nhiều mặt của cuộc sống, không chỉ liên quan đến chuỵện đấu kiếm.
Một lĩnh vực mà hiện tượng này có thể quan sát được thường xuyên là trong thương trường. Không hiếm trường hợp, hai công ty, kinh
doanh cùng một loại mặt hàng, thay vì bắt tay hợp tác để cùng kiếm lợi nhuân, lại tìm mọi cách chống phá nhau, dẫn đến sự phá sản của cả đôi bên.


Người ngoài cuộc lắc đầu: Tính toán gì mà ngu thế ! Xin lỗi, thật ra không ngu tý nào. Trong nhiều trường hợp, cả hai bên đều tính sát ván, như trong ví dụ sau:
Giả sử hai ông AB cùng kinh doanh nước mắm:
(1) Nếu hai bác bắt tay thân thiện (không đè hàng của nhau, không pha thêm một số chất không cần thiết vào nước mắm vv), mỗi người sẽ có một số lãi ổn định, chẳng hạn 1000/ngày.
(2) Nếu bác A chơi xấu bác  B, và bác B không biết gì, vẫn thân thiện, khi đó bác A sẽ lãi to: 5000/ngày. Bác B sẽ lỗ nặng: -3000/ngày.
(3) Trong trường hợp ngược lại: bác B sẽ lãi to: 5000/ngày. Bác A sẽ lỗ nặng: -3000/ngày.
(4) Cả hai bác cùng chơi xấu nhau, mỗi người sẽ lỗ:- 1000/ngày.
Đã buôn bán, thì lỗ lãi là quan trọng. Bác A chẳng ngu gì, thậm chí tính hơi nhanh. Bác tính như sau:
Hèm, chẳng biết anh B định chơi mình kiểu gì. Ta cứ phải lo thân ta trước đã. Xem thế nào nhé:
(a) Nếu chú B hợp tác, thì mình có hai lựa chọn: Hợp tác với B thì được 1000, mà chơi nó, thì được những 5000.
(b) Nếu chú B định đè mình, mà mình cứ ngẩn ngơ, thì mất -3000, nếu chơi lại nó, chỉ mất có -1000 thôi.
Xem ra kiểu gì, cứ ” tiên hạ thủ vi cường”, theo gương họ Tào là hơn !! Ý tưởng lớn gập nhau; bác B cũng khôn chẳng kém. Kết cục là (4) xảy ra.
Hiện tượng trên xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác. Một ví dụ sinh động là việc tắc đường ở các ngã tư (tại thủ đô thân yêu). Gần đây thành phố có giải pháp rất sáng tạo là không dùng đèn xanh đèn đỏ nữa (mặc dầu đã lắp), mà nắn luồng cho xe tránh nhau. Trông thì hơi khôi hài, nhưng công dụng thấy rõ.
(Bạn nào không biết tắc đường là gì, xin nghe bài hát sau; cảm ơn bạn Nkd gửi link này.)
Popout
Một ví dụ khác là traffic của một Network lớn (như Internet). Nếu mỗi đơn vị riêng lẻ trên mạng tìm cách tối ưu hóa mục đích của riêng mình, sẽ có thể giảm lưu lượng chung của toàn cục một cách đáng kể. Nói nôm na, là tắc xe trên mạng. Tôi trích một đoạn trong: Selfish routing (T. Roughgarden, PhD thesis in CS, Cornell 2002).
A central and well-studied problem arising in the management of a large network is that of routing traffic to achieve the best possible network performance. In many networks, it is difficult or even impossible to impose optimal routing strategies on network traffic, leaving network users free to act according to their own interests. In general, the result of local optimization by many selfish network users with con- flicting interests does not possess any type of global optimality; hence, this lack of regulation carries the cost of decreased network performance.
Bài toán buôn nước mắm tên Tây của nó là Two prisoners’ dilema. Đây là một ví dụ rất cơ bản trong lý thuyết trò chơi trong toán kinh tế. Lý thuyết này có nhiều định lý về equilibrium rất hay, chẳng hạn định lý của Nash (bác Nash không phải ai xa lạ, chính là R. Crowe trong “Beautiful Mind” :=)). Hy vọng sẽ thảo luận trong một dịp khác, gây giờ phải đi nhanh, không lại tắc đường

http://vuhavan.wordpress.com/2010/05/25/l%C6%B0%E1%BB%A1ng-b%E1%BA%A1i-cau-th%C6%B0%C6%A1ng/

No comments:

Post a Comment