Wednesday, December 23, 2009

'Làm giàu chân chính rất khó'

Chia sẻ kinh nghiệm làm giàu và đưa ra những lời khuyên bổ ích, ba doanh nhân thành đạt đã trao đổi xung quanh nội dung của hơn 2.000 câu hỏi độc giả gửi tới buổi tọa đàm trên VnExpress.net chiều 22/12.

- Quan niệm của các ông như thế nào là giàu? (Thanh Mai, 28 tuổi, TP HCM)

- Ông Đặng Hồng Anh: Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal): Giàu là thành đạt, có địa vị xã hội, được mọi người nhìn nhận một cách quý trọng.

- Ông Lương Văn Lý: Tổng Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn Đại Nam Long (DNL): Rất khó có câu trả lời chung. Trên thế giới khi xếp hạng những người giàu có rất nhiều hạng và không có định nghĩa giàu tuyệt đối. Nhiều tiền hay thành công là quan trọng hơn? Theo tôi thành công trong công việc chính đáng quan trọng hơn.

- Ông Phạm Việt Anh: Chủ tịch Hội đồng thành viên Left Brain Connectors: Có nhiều quan điểm nhưng với tôi cần làm giàu có ý nghĩa: Một là làm giàu tri thức qua nhà trường, thứ hai là tôi luyện phẩm chất qua xã hội, cuối cùng sau khi đạt được hai điều trên thì sẽ giàu về tiền bạc.

Buổi tọa đàm trực tuyến do VnExpress.net tổ chức chiều 22/12. Ảnh: Đức Quang
Buổi tọa đàm trực tuyến do VnExpress.net tổ chức chiều 22/12. Ảnh: Đức Quang

- Tại sao không ít người Việt Nam vẫn có cái nhìn thiếu thiện cảm với người giàu có? (Quỳnh Anh, 24 tuổi, Hà Nội)

- Ông Lương Văn Lý: Giàu là người thành công trong công việc của mình hay còn gọi là thành đạt, có nhiều người khâm phục, ngưỡng mộ nhưng đồng thời cũng không tránh khỏi có nhiều người ganh tỵ. Việt Nam có điểm xuất phát thấp, đại đa số người dân có mức sống khiêm tốn nên người giàu là thiểu số. Giữa đại đa số người dân có cuộc sống còn khó khăn thì người giàu sẽ phải có cách cư xử khéo léo hơn vì chắc chắn họ sẽ được nhìn nhận, đánh giá bằng một cặp mắt khắt khe. Người giàu ở Việt Nam thường bị nhìn thiếu thiện cảm hơn ở nước ngoài.

- Ông Phạm Việt Anh: Chuyện giàu nghèo là điều tự nhiên của nền kinh tế mở. Đứng ở góc độ tâm lý xã hội thì việc thiếu thiện cảm giữa người giàu và nghèo xuất phát từ việc người giàu "quá tự tin" còn người nghèo thì "quá tự ti". Theo tôi, nếu tất cả người giàu có đủ tri thức và phẩm chất tốt của một người thành đạt thì sẽ giúp phần xóa dần những khoảng cách tâm lý ấy thông qua những hành vi và thái độ ứng xử...

- Theo quan điểm của các ông, làm giàu khó hay dễ? Và tại sao? (Phạm Khuyên, 27 tuổi, Nam Định)

- Ông Lương Văn Lý: Làm giàu chân chính theo tôi rất khó. Người muốn thành công vượt trội trong công việc phải là người có năng lực thực sự: năng lực chuyên môn và năng lực quản trị. Muốn có năng lực này phải được đào tạo bài bản, chu đáo. Ngoài ra, đó phải là người có bản lĩnh mới có thể làm giàu. Người thành công là người có cái tâm ngay thẳng, chân chính. Đây không không phải là điều ai cũng có được. Nó đòi hỏi một quá trình và mất nhiều thời gian. Không có chuyện làm giàu nhanh chóng, nếu ai muốn thực hiện điều này thì hãy quên ngay đi. Theo tôi, làm giàu rất khó.

Việt Nam đang trong giai đoạn trở mình phát triển, cơ hội rất nhiều, có thể gọi là bùng nổ. Luật pháp chỉ đang từng bước hoàn thiện. Vì thế, làm giàu nhanh tại Việt Nam là chuyện có thật. Tuy nhiên, cơ hội sẽ ngày càng ít đi. Gây dựng cơ nghiệp lúc đầu có thể không khó nhưng đảm bảo cho cơ nghiệp đó ngày càng phát triển thì cần làm ăn bài bản. Do đó cần phải không ngừng nâng cao trình độ và năng lực thông qua đào tạo.

- Tuổi trẻ chúng ta rất có khát vọng làm giàu, nhưng với các thanh niên không hề có tài sản, kiến thức không vào loại xuất chúng, chưa có kinh nghiệm thì nên bắt đầu từ đâu? (Nguyễn Ngọc Dung, 25 tuổi, Hà Nội)

Ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal). Ảnh: Đ.Q
......................
dài quá, ai đọc tiếp thì vào link dưới :))

http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Kinh-nghiem/2009/12/3BA16F91/

No comments:

Post a Comment